Trang chủ Các hoạt động Toán rời rạc và Khoa học máy tính đóng vai trò quan...

Toán rời rạc và Khoa học máy tính đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên số

[VOV2] Hội nghị quốc tế về Toán-Tin và Ứng dụng được tổ chức tại Đà Lạt đã thu hút được 120 chuyên gia đến từ 22 trường đại học của Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

Trong 2 ngày (1/12 và 2/12), tại Trường Đại học Đà Lạt, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra Hội nghị quốc tế Toán rời rạc và Khoa học máy tính. Hội thảo do Trường Đại học Đà Lạt (DLU), Trung tâm nghiên cứu và đào tạo Toán học quốc tế dưới sự bảo trợ của UNESCO (ICRTM), Viện Toán học (IMH), Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST), Mạng lưới Nghiên cứu quốc tế về Mô hình Toán học và Máy tính cho các Hệ thống phức tạp (UMMISCO), Viện Nghiên cứu vì sự phát triển (IRD), Cộng hoà Pháp, Trường Đại học Thuỷ lợi (TLU), Trường Đai học Bách Khoa Hà Nội (HUST), và Quỹ đổi mới sáng tạo VinGroup (VinIF) đồng tổ chức.

Các đại biểu tham dự hội nghị 

Toán rời rạc và Khoa học máy tính đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên số. Hai lĩnh vực này là những công cụ quan trọng và thiết yếu trong hầu hết các ngành khoa học ứng dụng cũng như giải quyết rất nhiều vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Giải thưởng Abel năm 2021 được trao cho Avi Wigderson (nhà toán học và khoa học máy tính) và László Lovász (nhà toán học) vì những đóng góp của họ cho toán rời rạc và khoa học máy tính, cho thấy tầm quan trọng, sự gần gũi và giao thoa của các lĩnh vực trung tâm của toán học hiện đại cả về lý thuyết và các khía cạnh áp dụng.

Tinh thần của Hội nghị Quốc tế về Toán rời rạc và Khoa học Máy tính năm 2022 (ICDMCS 2022) là kết nối, củng cố và mở rộng mạng lưới các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực toán rời rạc và khoa học máy tính tại Việt Nam. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học, sinh viên trao đổi ý tưởng và phương pháp, giới thiệu và thảo luận về các kết quả, hướng nghiên cứu về tổ hợp, lý thuyết đồ thị, khoa học máy tính và các vấn đề liên quan cả ở khía cạnh lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Diễn đàn hướng tới sự hình thành của các nhóm nghiên cứu mới cũng như sự kết nối giữa các nhóm nghiên cứu về các chủ đề này tại Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đà Lạt tặng hoa Trưởng Ban tổ chức 

Chương trình hội thảo bao gồm 05 báo cáo toàn thể và 23 báo cáo được chia thành 07 phiên khoa học với các nội dung, chủ đề và các hướng nghiên cứu và ứng dụng đa dạng thuộc lĩnh vực Toán rời rạc và Khoa học máy tính như lý thuyết đồ thị và mạng, các thuật toán tìm kiếm cộng đồng và khai phá các hệ thống phức tạp, các vấn đề về mô hình hoá và mô phỏng, các ứng dụng đang dạng trong khai phá dữ liệu các hệ thống, y học, dịch tễ cũng trong các hệ sinh thái và sinh học,…

PGS.TS Nguyễn Tất Thắng – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Đà Lạt phát biểu khai mạc Hội nghị 

Đặc biệt, Hội thảo dành 01 phiên khoa học về Mô hình hoá tương tác để những người tham gia Hội thảo có thể trực tiếp tham gia và tương tác với các mô hình. Mô hình nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề ô nhiễm chất thải sinh hoạt và tác động của nó đối với hệ thống thủy lợi. Mô hình cũng tạo không gian cho các ý tưởng sáng tạo để cải tiến và thúc đẩy đối thoại xã hội giữa các bên liên quan khác về vấn đề ô nhiễm.

PGS.TS Phan Thị Hà Dương phát biểu tại Hội nghị 

Đây là lần đầu tên một hội nghị quốc tế về Toán-Tin và Ứng dụng được tổ chức tại Đà Lạt và đã thu hút được nhiều chuyên gia đến từ 22 trường đại học của Việt Nam trong đó có 08 trường đại học phía Nam và 14 trường đại học phía Bắc, 1 Viện nghiên cứu, 1 đơn vị nghiên cứu quốc tế, và 3 doanh nghiệp. Sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà khoa học  cho thấy tầm quan trọng của hai lĩnh vực này cả ở khía cạnh lý thuyết và ứng dụng.

GS Patrick Taillandier, Viện Nghiên cứu Quốc gia Pháp về Nông nghiệp Thực phẩm và môi trường , mạng lưới nghiên cứu Quốc tế UMMISCO chia sẻ về các phương pháp Toán học và Tin học cho các hệ thống phức tạp 

Bài viết trên Báo VOV2

BÀI MỚI NHẤT

Những đột phá mới trong công nghệ chỉnh sửa gen

Công nghệ chỉnh sửa gen là một phát minh mang tính đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cho phép các nhà khoa học chỉnh sửa mật mã di truyền của sinh vật chính xác theo ý muốn. Chính vì vậy, giải Nobel Hóa học năm 2020 đã được trao cho hai nhà khoa học nữ là Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna cho công nghệ chỉnh sửa CRISPR-Cas9. Đây là sự công nhận to lớn đối với tính đột phá và tiềm năng ứng dụng vượt trội của công nghệ này, mở ra kỷ nguyên mới trong y học, nông nghiệp và sinh học, đồng thời mang lại hy vọng cho những tiến bộ chưa từng có trong việc điều trị các bệnh di truyền và cải thiện giống cây trồng.

Sử làng sử nước

Sử làng được thể hiện qua văn hóa dân gian, xét đến cùng chính là nơi lưu giữ ý dân, lòng dân, tinh thần thẩm mỹ của dân, tâm linh của dân. Sử làng sử nước chính là lịch sử của nhân dân, bền vững muôn đời, bất chấp khoa học lịch sử hiện đại phát triển. Việc tìm kiếm ra điều gì mới cũng không thể vượt qua được tinh thần hồn núi hồn sông, hồn thiêng dân tộc được lưu giữ trong văn hóa dân gian.

BLife – Công nghệ hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động

Trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, trong đó giao tiếp bằng lời nói là hình thức phổ biến nhất, cơ bản nhất, nhanh nhất, dễ hiểu nhất và thuận tiện nhất. Để giao tiếp được bằng lời nói, đòi hỏi có rất nhiều yếu tố chi phối. Thực tế cho thấy, có khá nhiều bệnh dẫn đến mất khả năng giao tiếp bằng lời nói, mặc dù khả năng hiểu và diễn đạt của người bệnh còn tốt. Những nhóm bệnh này thường có các tổn thương vùng vận động của hệ thần kinh trung ương như đột quỵ não, chấn thương sọ não, u não, áp xe não, viêm não, parkinson giai đoạn muộn, hoặc của các dây thần kinh sọ não chi phối vận động ngôn ngữ, hoặc của vùng cột sống tủy như chấn thương, vết thương tủy sống, xơ cột bên teo cơ giai đoạn nặng và của các cơ quan tham gia hoạt động nói. 

Tiềm năng ứng dụng cửa sổ thông minh điện sắc trong việc tiết kiệm năng lượng của tòa nhà và chắn nhiệt trên cửa...

Biến đổi khí hậu đang tiếp tục gia tăng thách thức đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở một số khu vực có khả năng tác động cao như ở Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá năm 2018, Việt Nam đứng thứ 5 về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu và thứ 8 về chỉ số rủi ro dài hạn (CRI) [1]. Sự nóng lên toàn cầu có nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người làm phát thải khí nhà kính. Do đó để giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, v.v.) kết hợp với tiết kiệm năng lượng là giải pháp then chốt nhất, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Khái quát về mô hình dữ liệu quan hệ

Phần lớn hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay đều được xây dựng bằng mô hình dữ liệu quan hệ. Vậy mô hình...

Supervised Learning và Unsupervised Learning: Khác biệt là gì?

Supervised learning (Học có giám sát) và Unsupervised learning (Học không giám sát) là hai trong số những phương pháp kỹ thuật cơ bản...

Khái quát về Data Pipeline

Dữ liệu là chìa khóa trong việc khám phá tri thức sâu rộng, nâng cao hiệu quả quy trình và thúc đẩy đưa ra...

Transformer Neural Network – Mô hình học máy biến đổi thế giới NLP

Năm 2017, Google công bố bài báo “Attention Is All You Need” thông tin về Transformer như tạo ra bước ngoặt mới trong lĩnh...