Trang chủ Thế giới nói gì Robot dùng trí tuệ nhân tạo để tính tiền

Robot dùng trí tuệ nhân tạo để tính tiền

Mẫu robot của hãng Accel có khả năng quét mã sản phẩm tự động, nhắn tin hóa đơn, lấy hàng theo yêu cầu… 

Dự án robot bán hàng dùng công nghệ AI của hãng Accel vừa nhận gói đầu tư 30 triệu USD từ vòng Series A để tăng tốc phát triển, mở rộng quy mô trên toàn thế giới. Vòng cấp vốn dẫn dắt bởi tập đoàn Softbank của Nhật Bản cùng sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hiện có như Kanetsu Corporate, quỹ đầu tư mạo hiểm Toyo và Revtech Ventures.

Robot của Accel có khả năng hướng dẫn khách đi đến quầy hàng, kiểm tra hàng hiện có trên kệ và trong kho. Nó sử dụng công nghệ AI kết hợp hệ thống camera đa chiều cho phép người mua tương tác để nhập món hàng cần mua, robot sẽ lấy sản phẩm giúp khách hàng, quét mã tự động rồi sau đó nhắn tin hóa đơn qua tin nhắn hoặc ứng dụng. Ngoài ra, robot còn giúp các nhà bán lẻ trưng bày sản phẩm lên kệ, thiết kế gian hàng bắt mắt thu hút khách hàng.

Accel thành lập vào năm 2015 bởi Brandon Maseda, Marius Buibas và Martin Cseh với sự tài trợ ban đầu của Revtech và EvoNexus. Dự án ban đầu chỉ là hệ thống camera giám sát cửa hàng, sau đó đội ngũ phát triển đã xây dựng trí thông minh nhân tạo, hình thành mẫu robot có khả năng quan sát và học hỏi môi trường xung quanh. 

Bên cạnh đó, Accel cũng cung cấp nền tảng thương mại điện tử để doanh nghiệp, nhà bán lẻ và các thương hiệu có thể đăng bán sản phẩm, tiếp cận khách hàng mới, tăng doanh thu. Nền tảng thương mại điện tử của Accel thiết kế trực quan, tập trung tối ưu trải nghiệm người dùng, cung cấp chính xác những thông tin cần thiết, phân tích nhu cầu mua sắm giúp người kinh doanh nâng cao khả năng bán hàng.

Brandon Mased – Giám đốc điều hành Accel Robotics cho biết: “Chúng tôi rất hứng thú khi hợp tác và nghiệp cứu cùng tập đoàn Softbank để gia tăng quy mô nền tảng thương mại điện tử với các nhà bán lẻ và thương triệu trên toàn thế giới”.

(Nguồn: VnExpress)

BÀI MỚI NHẤT

Các phương pháp đánh giá không phá huỷ và robot cho điều tra cầu

Cầu là thành phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự đi lại an toàn của công chúng và sự bền vững của nền kinh tế. Việc giám sát, bảo trì và phục hồi cơ sở hạ tầng dân dụng bao gồm cầu, đường là điều tối quan trọng ở cấp quốc gia và quốc tế. Bài viết này trình bày về các phương pháp điều tra không phá huỷ (Non-destructive Evaluation - NDE) cho cầu, bao gồm: radar xuyên đất (Ground Penetrating Radar - GPR); âm thanh tác động (Impact Echo - IE); điện trở suất (Electrical Resistivity - ER), và hình ảnh trực quan.

04 cấp độ phát triển của Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một khái niệm quen mà lạ. Dù được nhắc đến, cũng như ứng dụng rất phổ biến trong...

Google dùng công nghệ AI trợ giúp người khuyết tật

Người khiếm thính hoặc nghe kém có thể cải thiện khả năng bằng các công nghệ của Google như trí tuệ nhân tạo hay...

Công nghệ AI giúp cảnh báo buồn ngủ khi lái xe

Camera gắn trên vô-lăng theo dõi vị trí, mức độ chớp của mí mắt để phát hiện, cảnh báo buồn ngủ cho tài xế.  Tập...

BÀI ĐỌC NHIỀU

04 cấp độ phát triển của Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một khái niệm quen mà lạ. Dù được nhắc đến, cũng như ứng dụng rất phổ biến trong...

Màn tranh luận có một không hai: Robot “cãi nhau” xem AI có lợi hay có hại, con người ngồi nghe và đánh giá

Suy nghĩ của bạn ra sao? Trí tuệ nhân tạo có lợi hay có hại?Trong một cuộc tranh luận về sự nguy hiểm của...

Trợ lý điều dưỡng ảo có trí tuệ nhân tạo

Thông qua giọng nói và trí tuệ nhân tạo, trợ lý điều dưỡng ảo có thể theo dõi, kiểm tra sức khỏe, trả lời...

Công nghệ mang việc làm cho người khiếm thị

Dự án Information Labeling (InLab) sử dụng công nghệ AI, người khiếm thị nghe tiếng thở của mọi người và có thể chấn đoán các...