Trang chủ Thế giới nói gì Đằng sau Vaccine Covid-19 là công trình nghiên cứu từng bị từ...

Đằng sau Vaccine Covid-19 là công trình nghiên cứu từng bị từ chối 20 năm trước

Vaccine Covid-19 đang bắt đầu được triển khai ở một số quốc gia trên thế giới, cho thấy bước đột phá quan trọng của nhân loại trên hành trình “tìm ánh sáng cuối đường hầm” trong đại dịch. Các tập đoàn Pfizer (Mỹ), BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ) là những ông lớn đi đầu trong việc sản xuất vaccine Covid-19 trên thế giới. Song, ít ai biết rằng đằng sau thành tựu ấy lại chính là một công trình nghiên cứu mRNA từng bị từ chối 20 năm trước. Công trình thuộc về Katalin Kariko (1955) – nhà hóa sinh người Hungary chuyên về các cơ chế qua trung gian RNA, hiện là phó chủ tịch cấp cao của BioNTech RNA Pharmaceuticals. Từng bị từ chối vì rủi ro về mặt tài chính, nay công nghệ mRNA lại được dùng để điều chế vaccine chống Covid-19 với thời gian kỷ lục chưa đầy 8 tháng, trong khi bình thường phải mất 5 – 10 năm.

Kariko đã dành nhiều thập kỉ trong sự nghiệp để nghiên cứu khả năng điều trị của mRNA, một thành tố quan trọng của DNA. Trải qua nhiều lần thất bại, mất việc, bị nghi ngờ và một cuộc di chuyển xuyên Đại Tây Dương, Kariko vẫn kiên định tin rằng mRNA có thể tạo nên một bước đột phá quan trọng đối với nhân loại.

Từ Hungary tới Mỹ

Karikó bắt đầu sự nghiệp của mình ở quê hương Hungary vào những năm 1970, khi nghiên cứu mRNA còn là vùng đất mới và khả năng khai phá dường như là vô tận. Nhưng tiếng gọi của giấc mơ Mỹ (cùng nhiều cơ hội nghiên cứu và tài trợ hơn) đã bén rễ. Năm 1985, bà cùng chồng và con gái nhỏ rời Hungary đến Mỹ sau khi nhận được lời mời từ Đại học Temple ở Philadelphia. Trả lời The Guardian, Karikó nói rằng họ đã bán chiếc xe của mình và nhét số tiền – tương đương khoảng 1.200 USD – vào con gấu bông của con gái để phòng thân. “Chúng tôi vừa chuyển đến căn hộ mới, đứa con gái nhỏ thì mới 2 tuổi. Mọi thứ đều đang rất tốt, nhưng chúng tôi phải đi.” – Karikó chia sẻ với trang tin G7 của Hungary.

Bà tiếp tục nghiên cứu của mình tại Temple, và sau đó tại Trường Y của Đại học Pennsylvania. Tuy nhiên, không lâu sau, cơ hội nghiên cứu mRNA đã gần như tắt ngấm, vì ý tưởng của Kariko rằng nó có thể được sử dụng để chống lại bệnh tật bị cho là quá rủi ro về mặt tài chính nên không thể nhận được hỗ trợ. Bà đã nộp đơn xin trợ cấp này đến trợ cấp khác, nhưng liên tục bị từ chối. Và vào năm 1995, Karriko bị giáng chức khỏi vị trí của mình tại UPenn. Bà cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cùng thời gian. “Thông thường, vào hoàn cảnh kinh khủng lúc đó, mọi người sẽ chỉ có thể nói lời tạm biệt và rời đi. Tôi cũng đã nghĩ đến việc đi đến nơi khác hoặc làm việc khác. Tôi nghĩ mình không đủ giỏi, không đủ khả năng để theo đuổi đến cùng.”

Từ nghi ngờ tới đột phá

Song, Kariko không thể từ bỏ tâm huyết của mình. Cuối cùng, bà và đồng nghiệp cũ tại Đại học Pennsylvania, Drew Weissman, đã phát triển một phương pháp sử dụng mRNA tổng hợp để chống lại bệnh tật. Phương pháp này liên quan đến việc thay đổi cách cơ thể sản xuất vật liệu chống lại virus.

Khám phá đó là cơ sở của vaccine Covid-19, và một số người cho rằng cả Weissman và Karikó, hiện là phó chủ tịch cấp cao của BioNTech có trụ sở tại Đức, đều xứng đáng nhận được giải Nobel. Derek Rossi, một trong những người sáng lập của gã khổng lồ dược phẩm Moderna khẳng định “Khám phá cơ bản của Weissman và Karikó sẽ đi vào các loại thuốc giúp ích cho thế giới.”

Cách thức hoạt động của vaccine mRNA (theo PGS.TS Lê Thị Lý)
Cách thức hoạt động của vaccine mRNA (theo PGS.TS Lê Thị Lý)

Cụ thể, vaccine Covid-19 của Pfizer, Moderna hay BioNTech là những vaccine thế hệ mới chứa các vật liệu di truyền như RNA thông tin (mRNA) hoặc DNA, mã hóa nên protein S, từ đó sẽ được cơ thể sử dụng và tổng hợp từ bên trong. Sau khi được đưa vào cơ thể, các vật liệu di truyền này sẽ đi vào bên trong tế bào và sử dụng bộ máy của cơ thể để tạo thành protein S, còn mRNA sau đó sẽ bị cơ thể phân hủy. Protein S hoặc các đoạn nhỏ của nó sẽ đi ra ngoài và gắn trên bề mặt tế bào, cho phép hệ thống miễn dịch nhận diện để từ đó kích hoạt các phản ứng chống lại virus khi có virus xâm nhập vào cơ thể. Quan trọng hơn, khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt, một loại tế bào miễn dịch được gọi là tế bào B có thể sản xuất ra kháng thể giúp phá hủy cấu trúc của virus hoặc ngăn virus bám gắn vào các tế bào, và tế bào T gây độc tế bào (killer T cells) tiêu diệt các tế bào bị xâm nhiễm bởi virus, để chống lại việc virus nhân lên.

Phương pháp mRNA đạt hiệu quả 95%, quan trọng hơn nữa là có thể đưa vaccine Covid-29 vào sản xuất đại trà. Điều này đặc biệt trở thành lợi thế so với các phương pháp khác như: làm yếu virus của Trung Quốc hay vektor của Nga (dùng vi rút khác không nguy hại cơ thể để đưa thông tin mRNA của virus vào cơ thể người) vốn khó sản xuất vắc xin số lượng lớn trong thời gian ngắn vì tính phức tạp.

(Nguồn tham khảo: cnn.com)

BÀI MỚI NHẤT

Tác động của Gene di truyền đối với hiệu quả điều trị bệnh COVID-19

Trong quá trình điều trị COVID-19, có một thực tế đó là cùng một phác đồ điều trị có người khỏi hẳn, nhưng có...

Toàn cảnh về miễn dịch cộng đồng với Covid-19

Việc phát triển vaccine thành công và triển khai tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc gia đã gieo hy vọng về một thế...

Giải mã Vaccine thế hệ mới chống COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu suốt cả năm nay, với số ca nhiễm và tử vong không...

Tìm hiểu về một Mô hình dự báo dịch Covid-19 từ Vũ Hán

Chúng tôi trình bày và giải thích về một mô hình dự báo ngắn hạn và dài hạn (gọi tắt là mô hình SEIR-C19)...

BÀI ĐỌC NHIỀU

Giải mã Vaccine thế hệ mới chống COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu suốt cả năm nay, với số ca nhiễm và tử vong không...

Tìm hiểu về một Mô hình dự báo dịch Covid-19 từ Vũ Hán

Chúng tôi trình bày và giải thích về một mô hình dự báo ngắn hạn và dài hạn (gọi tắt là mô hình SEIR-C19)...

Toàn cảnh về miễn dịch cộng đồng với Covid-19

Việc phát triển vaccine thành công và triển khai tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc gia đã gieo hy vọng về một thế...

Tác động của Gene di truyền đối với hiệu quả điều trị bệnh COVID-19

Trong quá trình điều trị COVID-19, có một thực tế đó là cùng một phác đồ điều trị có người khỏi hẳn, nhưng có...