Trang chủ Thế giới nói gì Công nghệ bảo quản Vaccine bằng màng bọc

Công nghệ bảo quản Vaccine bằng màng bọc

Giáo sư Maria Croyle và nhóm nghiên cứu đã tìm ra phương pháp bảo quản vaccine bằng màng bọc, không cần phải bảo quản lạnh và có thể sử dụng qua đường uống.

Các loại vaccine đều sẽ mất tác dụng theo thời gian lưu trữ. Tốc độ này tùy thuộc vào nhiệt độ mà chúng được bảo quản. Việc phải giữ vaccine liên tục trong tủ lạnh khá khó khăn và tốn kém. Ở một số nơi trên thế giới, điều này gần như không thể. Vì vậy, việc tìm ra một phương thức có thể lưu trữ, bảo quản và vận chuyển vaccine ở điều kiện nhiệt độ thông thường sẽ là một bước tiến lớn.

Maria Croyle, giáo sư Dược phẩm tại Trường đại học Texas cho biết, nhóm nghiên cứu của bà đã tìm ra một phương pháp mới để ổn định sự sống của virus cũng như nhiều loại thuốc sinh học khác trong một tấm màng có thể hòa tan, không cần phải bảo quản tủ lạnh, sử dụng bằng đường miệng thay vì tiêm chủng.

Vaccine thường bị mất tác dụng sau một thời gian và phải bảo quản lạnh. 
Vaccine thường bị mất tác dụng sau một thời gian và phải bảo quản lạnh. 

Giáo sư Maria Croyle cho biết, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu phát triển công nghệ này từ năm 2007, sau khi nhận được yêu cầu từ Viện sức khỏe Mỹ để phát triển phương pháp sử dụng vaccine không cần kim tiêm và có thể vận chuyển một cách ổn định.

Ý tưởng được nhóm nghiên cứu lấy cảm hứng từ bộ phim tài liệu về cách DNA côn trùng được bảo tồn trong các viên đá hổ phách suốt hàng triệu năm. “Đó là một ý tưởng đơn giản, nhưng chưa ai từng thử nghiệm”, giáo sư nhận định. Các nhà nghiên cứu bắt đầu pha trộn hàng loạt nguyên liệu tự nhiên như đường, muối… theo công thức khác nhau để kiểm tra khả năng hình thành một loại vật liệu rắn tương tự như hổ phách.

Tuy nhiên, kết quả của các công thức pha trộn đều dẫn đến kết quả là giết chết vi sinh vật khi lớp bao bọc bên ngoài kết tinh. Virus hoặc vi khuẩn của vaccine bị xé nhỏ.

Bước tiến quan trọng đến khi giáo sư cùng nhóm nghiên cứu hoàn thành dự án vaccine Ebola và tìm ra các lớp màng chứa virus được sản xuất từ 3 năm trước đó, được lưu trữ trong một hộp kín đặt trên bàn của phòng thí nghiệm. Họ nảy ra ý nghĩ bất chợt là bù nước để kiểm tra xem liệu vaccine có còn khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch hay không. Kết quả cho thấy hơn 95% virus vẫn hoạt động. Đạt được thời hạn sử dụng này đối với một loại vaccine không được lưu trữ trong tủ lạnh là một điều đáng kinh ngạc.

Sau 450 lần thử trong suốt hơn một năm, nhóm nghiên cứu cuối cùng đã tìm ra công thức tạo ra lớp màng bảo vệ để có thể dừng quá trình mất tác dụng của virus trong điều kiện nhiệt độ thông thường. 

Lớp màng mỏng cho phép bảo quản vaccine bên trong. Vaccine được tiếp nhận thông qua đường miệng thay vì phải tiêm chủng. 
Lớp màng mỏng cho phép bảo quản vaccine bên trong. Vaccine được tiếp nhận thông qua đường miệng thay vì phải tiêm chủng. 

Maria Croyle cho biết, nhóm của bà đang nghiên cứu đơn giản hóa quy trình sản xuất, đồng thời điều chỉnh các thành phần để lớp màng khô nhanh hơn, cho phép có thể làm một lô vaccine trong một buổi sáng và gửi đi sau giờ ăn trưa.

Vị giáo sư nhận định, các thành phần để làm lớp màng chứa vaccine này không tốn kém và quy trình tương đối đơn giản, nó có thể giúp vaccine trở nên dễ vận chuyển và phân phôi vì mỗi tấm màng rất mỏng, giúp tiết kiệm diện tích. 

Trên toàn cầu, tỷ lệ tiêm chủng đã được cải thiện trong vài thập kỷ vừa qua nhưng vẫn còn thấp. Năm 2018, 13,5 triệu trẻ em chưa được tiêm phòng. Công nghệ mới được kỳ vọng sẽ cải thiện quy mô tiếp cận vaccine trên toàn cầu. Maria Croyle đang kết hợp với một số công ty khởi nghiệp để đưa công nghệ ra thị trường trong vòng hai năm tới.

(Nguồn: VnExpress.net)

BÀI MỚI NHẤT

04 cấp độ phát triển của Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một khái niệm quen mà lạ. Dù được nhắc đến, cũng như ứng dụng rất phổ biến trong...

Toàn cảnh về miễn dịch cộng đồng với Covid-19

Việc phát triển vaccine thành công và triển khai tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc gia đã gieo hy vọng về một thế...

Đằng sau Vaccine Covid-19 là công trình nghiên cứu từng bị từ chối 20 năm trước

Vaccine Covid-19 đang bắt đầu được triển khai ở một số quốc gia trên thế giới, cho thấy bước đột phá quan trọng của...

Giải mã Vaccine thế hệ mới chống COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu suốt cả năm nay, với số ca nhiễm và tử vong không...

BÀI ĐỌC NHIỀU

Giải mã Vaccine thế hệ mới chống COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu suốt cả năm nay, với số ca nhiễm và tử vong không...

Toàn cảnh về miễn dịch cộng đồng với Covid-19

Việc phát triển vaccine thành công và triển khai tiêm chủng đại trà ở nhiều quốc gia đã gieo hy vọng về một thế...

04 cấp độ phát triển của Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một khái niệm quen mà lạ. Dù được nhắc đến, cũng như ứng dụng rất phổ biến trong...

Màn tranh luận có một không hai: Robot “cãi nhau” xem AI có lợi hay có hại, con người ngồi nghe và đánh giá

Suy nghĩ của bạn ra sao? Trí tuệ nhân tạo có lợi hay có hại?Trong một cuộc tranh luận về sự nguy hiểm của...