Trang chủ Chuyên gia viết

Chuyên gia viết

Những đột phá mới trong công nghệ chỉnh sửa gen

Công nghệ chỉnh sửa gen là một phát minh mang tính đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cho phép các nhà khoa học chỉnh sửa mật mã di truyền của sinh vật chính xác theo ý muốn. Chính vì vậy, giải Nobel Hóa học năm 2020 đã được trao cho hai nhà khoa học nữ là Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna cho công nghệ chỉnh sửa CRISPR-Cas9. Đây là sự công nhận to lớn đối với tính đột phá và tiềm năng ứng dụng vượt trội của công nghệ này, mở ra kỷ nguyên mới trong y học, nông nghiệp và sinh học, đồng thời mang lại hy vọng cho những tiến bộ chưa từng có trong việc điều trị các bệnh di truyền và cải thiện giống cây trồng.

Sử làng sử nước

Sử làng được thể hiện qua văn hóa dân gian, xét đến cùng chính là nơi lưu giữ ý dân, lòng dân, tinh thần thẩm mỹ của dân, tâm linh của dân. Sử làng sử nước chính là lịch sử của nhân dân, bền vững muôn đời, bất chấp khoa học lịch sử hiện đại phát triển. Việc tìm kiếm ra điều gì mới cũng không thể vượt qua được tinh thần hồn núi hồn sông, hồn thiêng dân tộc được lưu giữ trong văn hóa dân gian.

BLife – Công nghệ hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động

Trao đổi thông tin là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, trong đó giao tiếp bằng lời nói là hình thức phổ biến nhất, cơ bản nhất, nhanh nhất, dễ hiểu nhất và thuận tiện nhất. Để giao tiếp được bằng lời nói, đòi hỏi có rất nhiều yếu tố chi phối. Thực tế cho thấy, có khá nhiều bệnh dẫn đến mất khả năng giao tiếp bằng lời nói, mặc dù khả năng hiểu và diễn đạt của người bệnh còn tốt. Những nhóm bệnh này thường có các tổn thương vùng vận động của hệ thần kinh trung ương như đột quỵ não, chấn thương sọ não, u não, áp xe não, viêm não, parkinson giai đoạn muộn, hoặc của các dây thần kinh sọ não chi phối vận động ngôn ngữ, hoặc của vùng cột sống tủy như chấn thương, vết thương tủy sống, xơ cột bên teo cơ giai đoạn nặng và của các cơ quan tham gia hoạt động nói. 

Tiềm năng ứng dụng cửa sổ thông minh điện sắc trong việc tiết kiệm năng lượng của tòa nhà và chắn nhiệt trên cửa...

Biến đổi khí hậu đang tiếp tục gia tăng thách thức đối với hầu hết các quốc gia, đặc biệt ở một số khu vực có khả năng tác động cao như ở Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá năm 2018, Việt Nam đứng thứ 5 về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu và thứ 8 về chỉ số rủi ro dài hạn (CRI) [1]. Sự nóng lên toàn cầu có nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người làm phát thải khí nhà kính. Do đó để giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, v.v.) kết hợp với tiết kiệm năng lượng là giải pháp then chốt nhất, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội.

Khám phá đặc trưng văn hóa truyền thống của người Brâu và Rơ-măm

Brâu và Rơ-măm là hai dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me ở Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ với đồng tộc ở hai nước Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, dân tộc Brâu có 558 người cư trú tập trung tại làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; người Rơ-măm có 617 người, cư trú tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Hai tộc người này được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt, trong đó đã hình thành một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển.

Vai trò của miRNA trong ung thư và một số nghiên cứu tại Việt Nam

MicroRNA (miRNA) là những phân tử RNA (Ribonucleic acid - một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen) nhỏ không mã hóa protein, có độ dài từ 20 - 24 phân tử nucleotit, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa biểu hiện gen. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Victor Ambros và Gary Ruvkun, miRNA đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới về cách thức gen được điều chỉnh [1, 2].

Kết nối với chúng tôi

BÀI ĐỌC NHIỀU

Vướng lượng tử: từ tranh luận triết học đến giải Nobel năm 2022

*Bài viết dành riêng cho Blog Khoa học thường thức VINIF của PGS. Nguyễn Hoàng Hải về giải Nobel Vật lý 2022.Tóm...

Bài phỏng vấn Giáo sư Vũ Hà Văn

Toufik Mansour(**)(*) Giáo sư Vũ Hà Văn sinh ra và học tập đến hết trung học phổ thông tại Việt Nam. Năm 1994, ông...

Rối lượng tử và giải Nobel Vật lý 2022

Nhờ các công trình thực nghiệm có tính đột phá trong lĩnh vực vật lý lượng tử, ba nhà khoa học John Clauser, Alain...

Mô hình phân quyền ABAC và ứng dụng trong hệ thống quản lý dữ liệu lớn

Giới thiệuTrong thời đại hiện nay, với việc ngày càng có nhiều hệ thống phần mềm lớn nhỏ được ra đời và phát triển, bài toán quản lý truy cập tài...

Giải mã Vaccine thế hệ mới chống COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở quy mô toàn cầu suốt cả năm nay, với số ca nhiễm và tử vong không...