Trang chủ Các hoạt động Bài giảng đại chúng “Từ giải mã hệ gen người cổ đại...

Bài giảng đại chúng “Từ giải mã hệ gen người cổ đại đến giải Nobel Y học năm 2022”

⭐️ Diễn giả: GS.TS. Nông Văn Hải – Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

GS.TS Nông Văn Hải hiện là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu hệ gen, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Năm 1989, Giáo sư tốt nghiệp tiến sĩ tại CHDC Đức về sinh học phân tử trở về cống hiến cho khoa học nước nhà tập trung vào các lĩnh vực: Sinh học, Sinh học phân tử, Công nghệ sinh học. GS.TS. Nông Văn Hải là đồng tác giả 1 bằng sáng chế (Patent) CHLB Đức, có trên 50 công trình công bố quốc tế và hơn 150 bài báo và một số sách tham khảo trong nước. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của GS là: “Nghiên cứu gen và hệ gen người Việt Nam, 2019”, “Giải trình tự toàn bộ hệ gen biểu hiện (exome) ở một số con/cháu của các nạn nhân chất độc da cam/ dioxin bị thiểu năng trí tuệ, 2019”, “Giải mã hệ gen lục lạp của Sâm Ngọc Linh, 2018”.

⭐️ Bài giảng “Từ giải mã hệ gen người cổ đại đến giải Nobel Y học năm 2022”

Abstract: Giải Nobel Y Sinh năm 2022 được trao cho GS. Svante Pääbo, nhà khoa học người Thuỵ Điển, sinh năm 1955, Viện trưởng Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hoá, Leipzig (Đức). Phát minh của Svante Pääbo đã cung cấp thông tin quan trọng về sự giao phối giữa các loài người cổ đại, khi người Homo sapiens di cư ra khỏi châu Phi, để lại những dấu vết trong hệ gen của chúng ta ngày nay. Nghiên cứu hệ gen học người cổ đại cùng với hệ gen học các quần thể người hiện đại, trong đó có người Việt Nam, mở ra những hướng đi quan trọng cho khoa học hệ gen nói chung, cũng như cho những lĩnh vực liên quan, như tin sinh học, biochips và các ứng dụng thiết thực của hệ gen học trong y-sinh-dược học và đời sống con người.

⭐️ Chủ trì bài giảng: TS. Võ Sỹ Nam – Giám đốc khoa học, Đồng sáng lập Công ty CP GeneStory.

⭐️ Bài giảng nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ công bố và sơ kết các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử – sự kiện có quy mô lớn nhất của Quỹ VINIF.

BÀI MỚI NHẤT

Mở ra những giới hạn mới cho chip ảnh nhiệt

Công nghệ ảnh nhiệtẢnh nhiệt là một công nghệ cho phép chụp ảnh được nhiệt độ của vật thể. Nguyên lý chụp ảnh nhiệt...

Giáo sư Vũ Hà Văn: VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng

(Báo Thanh niên) GS Vũ Hà Văn - Giám đốc khoa học của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) - Tập đoàn Vingroup...

Bài giảng đại chúng của GS. Vũ Hà Văn: Lý thuyết nhiễu loạn của các ma trận hạng thấp

GS. Vũ Hà Văn trình bày Bài giảng đại chúng “Lý thuyết nhiễu loạn của các ma trận hạng thấp” (Perturbation theory of low...

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Peter Steinhauer: “Kiếp trước chắc tôi là người Việt Nam”

(Báo Thanh niên) Tròn 30 năm đặt chân tới Việt Nam để thu vào ống kính những hình ảnh đẹp nhất về con người,...

BÀI ĐỌC NHIỀU

Khái quát về mô hình dữ liệu quan hệ

Phần lớn hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay đều được xây dựng bằng mô hình dữ liệu quan hệ. Vậy mô hình...

Bài phỏng vấn Giáo sư Vũ Hà Văn

Toufik Mansour(**)(*) Giáo sư Vũ Hà Văn sinh ra và học tập đến hết trung học phổ thông tại Việt Nam. Năm 1994, ông...

Khái quát về Data Pipeline

Dữ liệu là chìa khóa trong việc khám phá tri thức sâu rộng, nâng cao hiệu quả quy trình và thúc đẩy đưa ra...

Supervised Learning và Unsupervised Learning: Khác biệt là gì?

Supervised learning (Học có giám sát) và Unsupervised learning (Học không giám sát) là hai trong số những phương pháp kỹ thuật cơ bản...