Trang chủ Các hoạt động Bài giảng đại chúng "Không gian phát triển tri thức của người...

Bài giảng đại chúng “Không gian phát triển tri thức của người Việt” của diễn giả Nguyễn Cảnh Bình

💥Ngày 24/08/2023, Ông Nguyễn Cảnh Bình trình bày Bài giảng “Không gian phát triển tri thức của người Việt: Sự hình thành, vận động và không gian phát triển của giới học thuật Việt Nam trong sự giao thoa với thế giới” trong Chương trình “Các bài giảng đại chúng về Phát triển bền vững”. Chương trình dành cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu trẻ quan tâm đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, lịch sử….

🏫 Thông tin chi tiết về bài giảng:

• Chủ đề: Không gian phát triển tri thức của người Việt: Sự hình thành, vận động và không gian phát triển của giới học thuật Việt Nam trong sự giao thoa với thế giới.

🚩 Abstract: Việt Nam có một giới học thuật được hình thành từ rất sớm khi giao thoa với các nền văn hóa Á Đông từ hàng ngàn năm trước, đặc biệt là nền văn hóa cổ đại Trung Quốc. Theo dòng lịch sử rất dài đó, hàng loạt học thuyết, giáo phái đã ra đời, song song với tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc, như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo…; và từ đó chúng ta cũng có hàng loạt các học giả xuất sắc như Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Lê Văn Hưu, Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông… Sang thời cận, hiện đại, tức là bắt đầu từ khi người Pháp đến xâm lược đến nay, Việt Nam mở rộng giao lưu học thuật với đông đảo các nước phương Tây và xuất hiện nhiều trí sĩ yêu nước nổi tiếng có học vấn uyên bác và tiếp thu được những làn sóng tri thức thế giới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh… Ngày nay, trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, sự giao lưu giữa giới học thuật Việt Nam với thế giới là điều tất yếu và chắc chắn đem lại những giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… của đất nước.

🌏 Thông tin diễn giả: Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT, người sáng lập Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) và Omega Việt Nam; Giám đốc Trung tâm hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC); người sáng lập Chương trình Đào tạo Lãnh đạo Trẻ ABG – ABG Young Leaders Program.

⚡️ Ông Nguyễn Cảnh Bình được biết đến như một diễn giả, một doanh nhân, là một nhà hoạt động xã hội sôi nổi. Ông cũng là tác giả, dịch giả, tham gia biên soạn nhiều cuốn sách về thiết chế, hiến pháp, tổ chức, lãnh đạo và giáo dục trên thế giới. Ông đã có nhiều chương trình đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng gồm: Hành Trình Tri Thức, Cùng Đọc Sách, Đại sứ Văn Hóa Đọc, và các hoạt động đào tạo lãnh đạo trẻ và truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên…

🚩 Sự kiện được Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO – VAST, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần nghiên cứu, phát triển bền vững của UNESCO, thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác đến đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, lịch sử.

BÀI MỚI NHẤT

Chuông và minh văn chuông – Tư liệu quý của lịch sử văn hóa dân tộc

Chuông được tạo tác bằng một số chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là được đúc bằng đồng, nên gọi chung là chuông đồng, là một trong nhạc khí khá phổ biến gắn liền với sinh hoạt tôn giáo, nhất là Phật giáo. Ở Việt Nam, chùa xuất hiện hầu hết tại các địa phương, từ những ngôi quốc tự của triều đình, ngôi đại danh lam của Giáo hội Phật giáo, đến những ngôi chùa làng, mà ở mỗi ngôi chùa đó đều có ít nhất một quả chuông đồng. Trên chuông đồng cổ thường được khắc văn bản bằng chữ Hán.

Giải Nobel Vật lý 2024: Khi Vật lý đặt nền tảng cho học máy

Hai nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý năm 2024, GS. John Hopfield và GS. Geoffrey Hinton, đã sử dụng các công cụ vật lý để xây dựng các phương pháp giúp đặt nền móng cho mô hình học máy mạnh mẽ hiện nay. John Hopfield tạo ra một cấu trúc có thể lưu trữ và tái xây dựng thông tin. Geoffrey Hinton phát minh ra phương pháp có thể khám phá một cách độc lập các thuộc tính trong dữ liệu và phương pháp này đã trở nên quan trọng đối với các mạng nơ-ron (neural network) nhân tạo lớn đang được sử dụng ngày nay.

Công nghệ khử nước biển thành nước ngọt: tiềm năng và thách thức

Biến đổi khí hậu làm gia tăng hạn hán, ô nhiễm nước và cạn kiệt nước ngầm gây ra khủng hoảng nước ngọt trầm trọng, khiến hàng tỷ người đối mặt với khan hiếm nước. Năm 2022, ước tính có khoảng 27,5% dân số thế giới thiếu nước ngọt, và thị trường khử mặn toàn cầu dự kiến đạt 38,1 tỷ USD vào năm 2033 sẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số và cạn kiệt nguồn nước ngọt [1]. Để ứng phó với vấn đề này, các tiến bộ công nghệ đã mở ra tiềm năng sử dụng nước biển như nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng trong tương lai.

Nấm rừng ăn được

Nấm rừng được thu hái làm thực phẩm và thương mại ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Một nhóm nhỏ nấm rừng có tầm quan trọng kinh tế và xuất khẩu. Phần lớn nấm rừng có ý nghĩa trong đời sống ở các nước đang phát triển và đặc biệt có ý nghĩa tại các khu vực yếu kém về an ninh lương thực, đồng thời cũng mở ra các thách thức trong việc thu hoạch và quản lý bền vững (Boa, 2004).

BÀI ĐỌC NHIỀU

Khái quát về mô hình dữ liệu quan hệ

Phần lớn hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay đều được xây dựng bằng mô hình dữ liệu quan hệ. Vậy mô hình...

Supervised Learning và Unsupervised Learning: Khác biệt là gì?

Supervised learning (Học có giám sát) và Unsupervised learning (Học không giám sát) là hai trong số những phương pháp kỹ thuật cơ bản...

Khái quát về Data Pipeline

Dữ liệu là chìa khóa trong việc khám phá tri thức sâu rộng, nâng cao hiệu quả quy trình và thúc đẩy đưa ra...

Transformer Neural Network – Mô hình học máy biến đổi thế giới NLP

Năm 2017, Google công bố bài báo “Attention Is All You Need” thông tin về Transformer như tạo ra bước ngoặt mới trong lĩnh...