Trang chủ Các hoạt động Bài giảng đại chúng "Không gian phát triển tri thức của người...

Bài giảng đại chúng “Không gian phát triển tri thức của người Việt” của diễn giả Nguyễn Cảnh Bình

💥Ngày 24/08/2023, Ông Nguyễn Cảnh Bình trình bày Bài giảng “Không gian phát triển tri thức của người Việt: Sự hình thành, vận động và không gian phát triển của giới học thuật Việt Nam trong sự giao thoa với thế giới” trong Chương trình “Các bài giảng đại chúng về Phát triển bền vững”. Chương trình dành cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu trẻ quan tâm đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, lịch sử….

🏫 Thông tin chi tiết về bài giảng:

• Chủ đề: Không gian phát triển tri thức của người Việt: Sự hình thành, vận động và không gian phát triển của giới học thuật Việt Nam trong sự giao thoa với thế giới.

🚩 Abstract: Việt Nam có một giới học thuật được hình thành từ rất sớm khi giao thoa với các nền văn hóa Á Đông từ hàng ngàn năm trước, đặc biệt là nền văn hóa cổ đại Trung Quốc. Theo dòng lịch sử rất dài đó, hàng loạt học thuyết, giáo phái đã ra đời, song song với tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc, như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo…; và từ đó chúng ta cũng có hàng loạt các học giả xuất sắc như Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích, Lê Văn Hưu, Lưu Thúc Kiệm, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông… Sang thời cận, hiện đại, tức là bắt đầu từ khi người Pháp đến xâm lược đến nay, Việt Nam mở rộng giao lưu học thuật với đông đảo các nước phương Tây và xuất hiện nhiều trí sĩ yêu nước nổi tiếng có học vấn uyên bác và tiếp thu được những làn sóng tri thức thế giới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh… Ngày nay, trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, sự giao lưu giữa giới học thuật Việt Nam với thế giới là điều tất yếu và chắc chắn đem lại những giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… của đất nước.

🌏 Thông tin diễn giả: Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT, người sáng lập Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) và Omega Việt Nam; Giám đốc Trung tâm hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC); người sáng lập Chương trình Đào tạo Lãnh đạo Trẻ ABG – ABG Young Leaders Program.

⚡️ Ông Nguyễn Cảnh Bình được biết đến như một diễn giả, một doanh nhân, là một nhà hoạt động xã hội sôi nổi. Ông cũng là tác giả, dịch giả, tham gia biên soạn nhiều cuốn sách về thiết chế, hiến pháp, tổ chức, lãnh đạo và giáo dục trên thế giới. Ông đã có nhiều chương trình đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng gồm: Hành Trình Tri Thức, Cùng Đọc Sách, Đại sứ Văn Hóa Đọc, và các hoạt động đào tạo lãnh đạo trẻ và truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên…

🚩 Sự kiện được Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học UNESCO – VAST, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Quỹ đổi mới sáng tạo VINIF tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần nghiên cứu, phát triển bền vững của UNESCO, thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác đến đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, lịch sử.

BÀI MỚI NHẤT

Phát triển phương tiện tự hành dưới nước AUV phục vụ hỗ trợ các tác vụ ngầm và nghiên cứu khoa học biển

Tiềm năng kinh tế biển Việt Nam Việt Nam có hơn 3.260 km bờ biển với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ,...

Mạng nơ-ron tăng vọt trong hệ thống Neuromorphic hiện đại (Phần 3): Phần cứng

Hệ thống phần cứng ở mức caoHệ thống phần cứng ở mức cao được chia thành các triển khai mạch tương tự, mạch số...

Mạng nơ-ron tăng vọt trong hệ thống Neuromorphic hiện đại (Phần 2)

Một trong những câu hỏi quan trọng liên quan đến tính toán neuromorphic là sử dụng mô hình mạng nơ-ron nào? Mô hình mạng nơ-ron xác định những thành phần nào tạo nên mạng, cách các thành phần đó hoạt động và tương tác. Ví dụ, các thành phần phổ biến của mô hình mạng nơ-ron là các nơ-ron và khớp thần kinh (synapse), lấy cảm hứng từ các mạng nơ-ron sinh học. Khi xác định mô hình mạng nơ-ron, người ta cũng phải xác định các mô hình cho từng thành phần (ví dụ: mô hình nơ-ron và mô hình synapse); các mô hình thành phần chi phối cách thành phần đó hoạt động.

Mạng nơ-ron tăng vọt trong hệ thống Neuromorphic hiện đại (Phần 1)

Mạng nơ-ron tăng vọt (Spiking Neural Network – SNN) được giới thiệu bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Heidelberg và Đại học Bern. Mạng nơ-ron tăng vọt bắt chước gần giống mạng nơ-ron tự nhiên, có khả năng xử lý thông tin theo thời gian thực và tiết kiệm năng lượng. SNN sử dụng các xung điện (spikes) để truyền thông tin giữa các nơ-ron. Thay vì truyền tín hiệu liên tục như các mạng nơ-ron truyền thống, SNN truyền các xung điện rời rạc tại các thời điểm cụ thể khi điện thế màng của nơ-ron vượt qua một ngưỡng nhất định. SNN lấy một tập hợp các xung tăng vọt làm ngõ vào và tạo ra một tập hợp các xung tăng vọt làm ngõ ra (một loạt các xung tăng vọt thường được gọi là các chuỗi xung tăng vọt). Tế bào thần kinh kích hoạt khi điện thế màng chạm ngưỡng, gửi tín hiệu đến các tế bào thần kinh lân cận, làm tăng hoặc giảm điện thế của chúng để đáp lại tín hiệu. Các thành phần quan trọng của mạng SNN là mô hình nơ-ron thần kinh, khớp thần kinh (synapse), STDP (spike-timing-dependent plasticity), v.v.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Khái quát về mô hình dữ liệu quan hệ

Phần lớn hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay đều được xây dựng bằng mô hình dữ liệu quan hệ. Vậy mô hình...

Supervised Learning và Unsupervised Learning: Khác biệt là gì?

Supervised learning (Học có giám sát) và Unsupervised learning (Học không giám sát) là hai trong số những phương pháp kỹ thuật cơ bản...

Transformer Neural Network – Mô hình học máy biến đổi thế giới NLP

Năm 2017, Google công bố bài báo “Attention Is All You Need” thông tin về Transformer như tạo ra bước ngoặt mới trong lĩnh...

Khái quát về Data Pipeline

Dữ liệu là chìa khóa trong việc khám phá tri thức sâu rộng, nâng cao hiệu quả quy trình và thúc đẩy đưa ra...